Với việc áp dụng phương pháp đổi mới trong việc dạy học ngoại ngữ, giáo viên có thể chủ động ứng dụng các phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại phù hợp với nội dung cần truyền đạt tới học sinh. Các hoạt động được đề cập trong sáng kiến kinh nghiệm này giúp học sinh có thể khắc phục được những khó khăn trong việc tiếp thu từ vựng và giúp họ phát triển được các kĩ năng ngôn ngữ cũng như đạt được kết quả cao hơn với môn học. Tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu viết về phương pháp, cộng với những trải nghiệm thực tế trong quá trình giảng dạy và đã rút ra một số kinh nghiệm trong phương pháp dạy từ vựng được thể hiện qua đề tài: “Một số hoạt động khuyến khích học sinh học từ vựng tiếng Anh theo hướng giao tiếp”- “Some activities to encourage students to learn vocabularies in communicative approach”.
I- Xác định rõ về đặc điểm của bài học.
Từ vựng đóng vai trò quan trọng là phương tiện để đạt được mục đích giao tiếp. Từ vựng giúp học sinh đạt được mục tiêu giao tiếp. Vì thế giáo viên cần có trách nhiệm chuẩn bị tốt cho học sinh các hoạt động để truyền đạt kiến thức tiếng Anh trong môi trường trên lớp và ngoài lớp học và qua các phương tiện khác có chú trọng đến từ vựng nhằm giúp học sinh có đủ vốn từ để giao tiếp, phát triển kĩ năng ngôn ngữ.
Việc dạy từ vựng theo phương pháp mới, có quan tâm đến việc giao tiếp là một việc không dễ với nhiều giáo viên khi mà đối tượng học sinh của chúng ta có kiến thức không đồng đều, vốn từ vựng chưa nhiều.
Kĩ năng dạy từ vựng cần kết hợp với các kĩ năng khác và giáo viên cần phải chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc dạy từ vựng cho những người học ngoại ngữ. Các khả năng này có thể đạt được trong quá trình rèn luyện trong các bài mà giáo viên cần truyền đạt cho học sinh dễ hiểu nhất.
Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác tác động đến việc dạy đọc tiếng Anh như trình độ kiến thức, tài liệu hướng dẫn học, kinh nghiệm học ngoại ngữ của học sinh là khác nhau, sự ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ....vv.
II- Các biện pháp khắc phục khó khăn, khuyến khích học sinh học từ vựng tiếng Anh.
- Để giúp học sinh có hứng thú học ngoại ngữ nhất là các từ vựng thì giáo viên cần sử dụng nhiều cách khác nhau để giới thiệu, khai thác xem học sinh đã biết và chưa biết gì về nội dung sẽ giới thiệu, gợi trí tò mò, tạo hứng thú về nội dung sắp học.
- Giáo viên cần tạo ra một số tình huống giao tiếp qua đó giới thiệu ngữ liệu đầu vào có liên quan tới nội dung sắp truyền đạt, giải thích nghĩa nếu khó. Học sinh cần được giúp đỡ để họ dễ hiểu tình huống ngữ cảnh mà giáo viên sử dụng để giới thiệu từ vựng và từ đó học sinh dễ đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh và vận dụng vào giao tiếp có sử dụng các từ đã được học.
- Soạn ra các yêu cầu, nhiệm vụ và bài tập, các hoạt động để dạy về từ vựng trong bài học.
- Việc sử dụng các đồ dùng trực quan như: tranh, hình ảnh minh hoạ kèm theo khi tiến hành các hoạt động bài dạy từ vựng cần được giáo viên cân nhắc sử dụng hợp lí. Các đồ dùng trực quan này sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc làm rõ nghĩa của từ, gợi ý nội dung sắp trình bày. Tranh ảnh là phương tiện để giúp học sinh chú ý, dễ hiểu và dễ đoán được về từ vựng sắp được học.
IV- Các giai đoạn của một bài dạy từ vựng.
1. Giới thiệu từ vựng:
Để tiến hành dạy từ vựng giáo viên có nhiều cách để giới thiệu từ vựng tùy theo từ vựng và nội dung từng bài mà có thể kết hợp nhiều cách thức sao cho phù hợp nhất nhằm giúp học sinh dễ tiếp thu từ vựng.
* Giới thiệu từ qua tranh ảnh và những vật thật.
- Giáo viên có thể sử dụng một số bức tranh, hình vẽ hoặc dùng đồ vật thật giúp gây ấn tượng về hình ảnh để học sinh liên hệ trực tiếp với ý nghĩa của câu. Sau khi cho học sinh quan sát các tranh ảnh hay đồ vật giáo viên cho học sinh thảo luận về chúng và đoán nghĩa của từ. Bằng cách này giáo viên có thể cho học sinh học từ qua trao đổi giao tiếp nhiều chiều.
- Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh kết hợp với sử dụng kiến thức của học sinh để dạy một từ vựng nào đó trong chương trình.
Ví dụ 1: (Unit 12 Part A)
- Teacher: What is this?
- Students: A medal.
Teacher writes the word on
board and ask students to
repeat in chorus and write it down.
Đây là một thủ thuật dạy từ có hiệu quả cao, trực tiếp, gây hứng thú và tạo ấn tượng khó quên. Cần chú ý vật thật nên được giới thiệu nhanh gọn, dễ dàng và rõ ràng.
Ví dụ 2:Giáo viên muốn dạy một số từ vựng để mô tả một ai đó trong tiếng Anh, giáo viên có thể chuẩn bị một bức tranh có ba nhân vật với tên là John, Peter và David trong đó John cao nhất và David thấp nhất sau đó cho học sinh quan sát. Giáo viên đặt các câu hỏi gợi mở, giải thích và có thể thực hiện qua hội thoại giao tiếp giữa giáo viên và học sinh trong lớp như sau:
- Teacher: Who is the tallest and who is shortest?
- Student: John is the tallest and Davit is the shortest.
- Teacher: How about Peter?
- Student: He is medium.
- Teacher: You are right.
Sau khi kết thúc hội thoại giáo viên có thể cho học sinh đọc lại từ ‘medium’ và viết nghĩa.
Ví dụ 3:
+Unit 8 - part A : giáo viên dùng tranh để giới thiệu nghĩa của từ.
1. homeless people
|
a. chăm sóc
|
2. overcome
|
b. người tình nguyện
|
3. volunteer
|
c. công việc bán thời gian
|
4. park time work
|
d. vượt qua
|
5. take care of
|
e. người vô gia cư
|
- T: Ask students to look the pictures, dicuss and say what are they?
- Ss: They are peach blossom and apricot blossom.
Sau đó cho học sinh đọc đồng thanh va ghi từ vựng. Như vậy học sinh được biết nghĩa của từ nhờ việc giao tiếp trao đổi thông tin. Từ đó học sinh có cơ hội sử dụng mở rộng vốn từ của mình.
+ Unit 13 -part A : giáo viên dùng tranh gợi mở các sở thích “ flying a kite”, “going camping”, “having apicnic”…
Giáo viên cho học sinh quan sát các bức tranh và yêu cầu họ thảo luận và hỏi một số câu hỏi gợi mở nhằm giới thiệu thêm từ vựng.
* Giới thiệu từ qua tình huống ngữ cảnh:
Giáo viên tạo các tình huống khác nhau nhằm giới thiệu được các từ cần dạy. Nhờ các tình huống này học sinh có thể trao đổi thông tin, phát triển các kĩ năng ngôn ngữ khác.
Ví dụ:
- T: I want to send a leter to my friend in Ho Chi Minh city. Where should I go to send it?
- S: You should go to a post office.
Qua tình huống này giaos viên có thể giới thiệu được từ ‘post ofice’ và mở rộng giới thiệu các dịch vụ bưu điện.
* Sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa:
Giáo viên cho một từ nào đó có từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa và cho học sinh thảo luận để tìm ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa đó. Qua hoạt động này học sinh sẽ dễ nhớ được từ hơn và gây được sự thu hút tham gia của nhiều học sinh.
Ví dụ:
*Từ trái nghĩa:
-Unit 1- Part B
+ tall (adj) >< short(adj)
+ fat (adj) >< thin (adj)
+ black (adj) >< white (adj)
*Từ đồng nghĩa:
+ have lunch = eat lunch
+ fall (n) = autumn (n)
+ play soccer (n) = play football (n)
+ a flat (n) = an apartment (n)
* Hoạt động nối từ với từ hoặc với nghĩa:
Giáo viên phát phiếu học tập hoặc chiếu trên bảng cho học sinh trong đó tự vựng vừa tiếng Anh ,vừa tiếng Việt, nhưng tiếng Việt được sắp xếp không theo thứ tự đúng nghĩa với tiếng Anh. Giáo viên cho học sinh hoạt động theo cặp thảo luận và đưa ra phần ghép đúng.
* Giới thiệu từ theo chủ đề, hệ thống từ:
Giáo viên có thể dùng sơ đồ còn khuyết để học sinh tìm các từ cùng có cùng chủ đề.
Ví dụ : Unit 1 ( part B) Giáo viên cho một số từ của hai nhóm từ và cho học sinh thảo luận chọn ra từ của từng nhóm sau đó đọc và cho học sinh nhắc lại đồng thanh.
Colors: black blue yellow....
Parts of the body: head, face, shoulder........
2. Hoạt động kiểm tra và phát triển từ vựng cho học sinh:
Sau khi học sinh được học về nghĩa và cách sử dụng các từ trong bài học giáo viên tiến hành kiểm tra và phát triển từ vựng cho học sinh qua một số bài tập, hoạt động, trò chơi nhằm tạo điều kiện cho học sinh được sử dụng các từ đó và qua đó giáo viên có thể kiểm tra được các từ học sinh đã được học trước đó.
* Sử dụng từ mới để hỏi những câu hỏi đơn giản:
Ví du 1:Từ “ wonder”
- Is there any wonder in our country? -Where is it? -What can you know about it?
Ví dụ 2: Từ “competition”
T: Can you name some competitions you know? St: ..................