Học tích hợp B-Learning (Blended Learning) để chỉ các mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp e–Learning. B-Learning có thể xem như một hệ thống giáo dục mở mà khả năng ứng dụng, khai thác rất rộng với công cụ hỗ trợ là công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông (TT) cùng với sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. B-Learning là một hình thức học khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt những nước có nền giáo dục phát triển. Hình thức này có thể phát huy được thế mạnh của E-Learning và dạy học truyền thống. Tại Việt Nam, B–Learning còn là một khái niệm mới mẻ, nó chỉ xuất hiện một vài năm gần đây khi internet phát triển mạnh. Hình thức này khá phù hợp với môi trường học tập, trình độ học sinh, khả năng CNTT và TT ở Việt Nam [1].
Sự kết hợp của hướng dẫn trên lớp truyền thống và môi trường kỹ thuật số tạo nên một trải nghiệm học tập thích hợp với mỗi cá nhân, hiệu quả hơn, kết quả thu được tốt hơn. Theo The Gates Foundation, lợi ích của phương pháp blended learning bao gồm:
- Tiếp cận với các nội dung chất lượng tốt hơn, liên quan nhiều hơn, khớp hơn theo nhiều dạng.
- Các giờ học trên lớp và cấu trúc chương trình linh hoạt hơn.
- Đáp ứng được nhu cầu học của học sinh.
- Học sinh có thể tiếp cận với nhiều nguồn hướng dẫn, đánh giá và các công cụ kiểm tra giúp điều chỉnh tốc độ và cách học của họ.
- Tiềm lực cho giáo viên đáp ứng nhu cầu hướng dẫn và giới thiệu để đảm bảo sự tiến bộ và thành thạo cho tất cả các học sinh, dành sự lưu tâm cho những học viên yếu hơn [2].
Từ những lợi thế trên tôi xin mạnh dạn đưa ra giải pháp “kết hợp blog Wordpress với OneDriver và Google Form trong hỗ trợ giảng dạy và học tập”.
I. Tại sao lại chọn Wordpress, Onedrive, Google Form
1. Wordpress
- Miễn phí – WordPress miễn phí 100% cho tất cả mọi người. Bao gồm mã nguồn, theme và các plugin tiện ích mà nhiều nền tảng viết blog khác không cung cấp.
- Cài đặt dễ dàng – Công việc cài đặt WordPress rất đơn giản và không mất nhiều thời gian của bạn. Có nhiều hosting cho bạn cài đặt WordPress với chỉ 1 cú click chuột.
- Bảo mật tốt – WordPress luôn cập nhật phần mềm và giữ mọi thứ an toàn, do đó hiếm khi bạn phải lo lắng về việc blog của bạn bị tấn công bởi các hacker. Không có gì ngạc nhiên khi NASA, Sony và rất nhiều các blog của trường đại học đều đang sử dụng WordPress.
- Dễ dàng tùy chỉnh – Có hàng trăm theme hay template miễn phí và các plugin bổ sung chức năng cho blog của bạn, từ chức năng đơn giản như form liên hệ cho đến các tính năng như đăng ký tham gia, tạo diễn đàn trao đổi giúp mở rộng blog và nhiều hơn thế nữa.
- Hỗ trợ tốt tiếng Việt, hiển thị tốt các chỉ số trên-dưới.
- Cho phép nhúng các website vào bài viết.
Cách tạo blog Wordpress có thể xem hướng dẫn tại đây: https://www.ducanhplus.com/cach-tao-blog-wordpress-mien-phi/
2. OneDrive
- OneDrive là một dịch vụ lưu trữ đám mây cá nhân miễn phí của Microsoft, giúp người dùng lưu trữ toàn bộ các hình ảnh, video và các tài liệu quan trọng, đồng thời có thể truy cập dữ liệu dễ dàng từ toàn bộ các thiết bị di động và máy tính nào người dùng đang sử dụng.
- Dịch vụ OneDrive cung cấp cho người dùng 5GB lưu trữ dữ liệu miễn phí. Người dùng OneDrive có thể chia sẻ, cộng tác, soạn thảo cùng nhau qua trên Word, Excel, PowerPoint và thậm chí là OneNote Online, Calendar.
- OneDrive cho phép chỉnh sửa và làm việc trực tuyến với người khác. Có thể xem và chỉnh sửa dữ liệu Office, mời người khác tham gia vào việc chỉnh sửa tài liệu mà không cần phải có tài khoản OneDrive. OneDrive sẽ tự động đồng bộ hóa vào Office của ta.
- Với giáo viên, OneDrive cho phép hiển thị các tập tin Word, Excel và đặc biệt là PowerPoint một cách chính xác với kịch bản của giáo viên.
- Có hỗ trợ mã nhúng vào website, blog.
Cách tạo blog Wordpress có thể xem hướng dẫn tại đây: https://tip.download.com.vn/cach-lap-tai-khoan-onedrive-va-su-dung-onedrive-luu-du-lieu-3199
3. Google Form
- Google Form (biểu mẫu) giúp chúng ta có thể khảo sát nhanh, thu thập nhiều ý kiến, những câu trả lời của nhiều người về một vấn đề nào đó. Sử dụng Google Form trong Google Drive chúng ta có thể nhanh chóng tạo ra một biểu mẫu theo cách chuyên nghiệp nhất để chia sẻ đến đông đảo người dùng trên các trang mạng xã hội, các diễn đàn,… và nhanh chóng có phản hồi từ người dùng.
- Có hỗ trợ mã nhúng vào website, blog.
II. Nhúng tài liệu từ Onedrive lên Wordpress
Bước 1: Đăng nhập OneDrive, chọn file cần nhúng vào blog (1), bấm chọn Embed (2). (hình 1)
Bước 2: Copy đoạn mã nhúng. (hình 2)
Ví dụ một đoạn mã nhúng:
<iframe src="https://onedrive.live.com/embed?cid=96A54443C0A46F70&resid=96A54443C0A46F70%2178918&authkey=AF1QvBpHlrhYR2E&em=2" width="100%" height="327" frameborder="0" scrolling="no"></iframe>
Lưu ý: Có thể thay đổi độ rộng (width) và cao (height) sao cho phù hợp với khổ bài viết.
Bước 3: Đăng nhập vào Wordpress, tạo một bài viết mới: Ports → Add New. (hình 3)
Bước 4: Đặt tên bài viết (1), chọp thẻ Text hoặc HTML (2), copy đoạn mã nhúng đã lấy ở Bước 2 vào vùng soạn thảo (3), bấm Preview (4) để xem trước, cuối cùng bấm Publish (5) để hoàn thành bài viết. (hình 4)
Bài viết đã hoàn thành (hình 5)
III. Nhúng form trắc nghiệm từ Google form lên Wordpress
Bước 1: Đăng nhập vào Google Form, tạo một đề trắc nghiệm (Multiple choice), sau khi tạo song bấm nút “GỬI”. (hình 6)
Trên cửa sổ mới, chọn thẻ Embed (1).
Bước 2: Copy đoạn mã nhúng (2) vào bài viết trên blog Wordpress (giống như cách nhúng tài liệu từ OneDriver ở trên). (hình 7)
Ví dụ một đoạn mã nhúng:
<iframe src="https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSc9CMKpzJFGT1vLZiCXtfZDpqK3hV-Ki6yj9R5h31UmE-IS5w/viewform?embedded=true" width="100%" height="2012" frameborder="0" marginheight="0" marginwidth="100%">Đang tải...</iframe>
Bài viết đã hoàn thành (hình 8)
Demo: https://khuatquyen.wordpress.com/2018/11/02/bang-tuan-hoan-va-dinh-luat-tuan-hoan-mendeleev/
Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã thực hiện thành công, hy vọng phần nào đó sẽ có ích cho quý thầy cô. Do trình độ còn nhiều hạn chế, rất mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để giải pháp được hoàn thiện hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Tổ chức hoạt động dạy học theo b-Learning đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo sau 2015 - Trần Huy Hoàng, Nguyễn Kim Đào.
2. Blended learning – sự kết hợp tốt nhất giữa học trên lớp và học online để nâng cao kết quả học tập (https://caodang.fpt.edu.vn/blog/blened-learning-su-ket-hop-tot-nhat-giua-hoc-tren-lop-va-hoc-online-de-nang-cao-ket-qua-hoc-tap.html)