Hiện nay, hàng năm trong các kỳ thi môn Sinh học như thi HSG tỉnh, HSG Quốc gia, Quốc tế, thi Đại học, Cao đẳng phần bài tập chiếm khoảng một phần ba. Tuy với tỉ lệ thấp song là phần vận dụng mức độ 1 hay 2 nên đòi hỏi giáo viên và học sinh phải có một số kĩ năng giải bài tập nhanh, chính xác.
Phần bài tập vận dụng thường gắn với hệ thống công thức các môn Toán học, Vật lý và Hóa học hay nói cách khái quát là hệ thống công thức của các môn học.
Từ năm học 2006 - 2007 đến nay trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT, thi Đại học, Cao đẳng sử dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan thì việc hệ thống các công thức càng có vai trò quan trọng cho học sinh trong việc chọn phương án trả lời nhanh, chính xác các câu hỏi trắc nghiệm.
Với tinh thần và quan điểm trên, nhằm giúp người dạy và người học môn Sinh học ở bậc THPT vận dụng được tri thức từ mối quan hệ giữa các môn học để nâng cao hiệu quả trong dạy và học. Đồng thời, xây dựng, giải được các câu hỏi và bài tập nhằm kiểm tra đánh giá các mức độ nhận thức của người học, sử dụng trong các kỳ thi HSG, Đại học, Cao đẳng, tôi xin giới thiệu chuyên đề vận dụng “ Kiến thức các môn vào việc dạy - học và giải bài tập Sinh học trong các kỳ thi. ”
2.1. Phần sinh học tế bào (sinh học lớp 10).
Dạng 1: Xác định số loại giao tử khi cơ thể giảm phân tạo giao tử.
- Số loại giao tử tối đa và tối thiểu của a tế bào (sinh tinh hoặc sinh trứng) được tóm tắt như bảng sau :
|
Số loại giao tử tối đa
|
Số loại giao tử tối thiểu
|
a tế bào sinh tinh
|
- 2a
- 2n nếu 2a > 2n
|
2
(khi các tế bào đều tạo ra 2 loại giao tử giống nhau)
|
a tế bào sinh trứng
|
- a
- 2n nếu a > 2n
|
1
(khi các tế bào tạo ra cùng 1 loại giao tử)
|
Ví dụ 1: Bộ NST của một loài có ký hiệu AaBbFf khi giảm phân bình thường sẽ tạo ra số loại giao tử tối đa là
A. 2 B. 4 C. 8 D. 32
Bài làm
Do các cặp NST phân li độc lập, tổ hợp tự do trong giảm phân nên số loại giao tử chính bằng tích số loại giao tử của từng cặp NST. Cùng với kiến thức sinh học sẽ xác định được số loại giao tử của từng cặp NST và của cả cơ thể.
Số loại giao tử là: 2 x 2 x 2 x 2 x 2 = 32
Đáp án D
Ví dụ 2: Câu 14 đề thi tuyển sinh đại học năm 2009, mã đề thi 297.
Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là
A. 2 B. 8 C. 6 D. 4
Đáp án C
Dạng 2: Xác định số loại giao tử chứa số NST của cha, mẹ
- Số loại giao tử chứa a NST có nguồn gốc từ cha (a ≤ n) là số lượng tổ hợp chập a từ n phần tử NST của giao tử loài:
C =
- Số loại giao tử chứa b NST có nguồn gốc từ mẹ (b ≤ n) là số lượng tổ hợp chập b từ n phần tử NST của giao tử loài:
C =
Ví dụ: Ở người 2n = 46 trong quá trình giảm phân diễn ra bình thường tạo giao tử thì số loại giao tử chứa 2 NST có nguồn gốc từ cha là
A. 23 B. 1035 C. 2070 D. 45540
Đáp án B
Dạng 3: Xác định số loại hợp tử chứa số NST của ông, bà
- Số loại hợp tử được di truyền a NST từ ông nội là số kiểu tổ hợp giữa các loại giao tử đực chứa a NST của cha với tất cả các loại giao tử cái:
. 2n
- Số loại hợp tử được di truyền b NST từ bà ngoại là số kiểu tổ hợp giữa các loại giao tử cái chứa b NST của cha với tất cả các loại giao tử đực:
. 2n
- Số loại hợp tử được di truyền a NST từ ông nội và b NST từ bà ngoại là số kiểu tổ hợp giữa các loại giao tử đực chứa a NST của cha với các loại giao tử cái chứa b NST của mẹ:
.
Ví dụ 1: Ở người 2n = 46 trong quá trình sinh sản diễn ra bình thường thì số loại hợp tử được di truyền 3 NST từ ông nội là
A. 345 x 223 B. 690 x 223 C. 10120 x 223 D. 15180 x 223
Đáp án D
Ví dụ 2: Ở người 2n = 46 trong quá trình sinh sản diễn ra bình thường thì số loại hợp tử được di truyền 3 NST từ ông nội và 2 NST từ bà ngoại là
A. 7935 B. 1428300 C. 15711300 D. 460864800
Đáp án C
Dạng 4: Xác định tần số xuất hiện các tổ hợp gen khác nhau về nguồn gốc NST
- Số giao tử mang a NST của bố (hoặc mẹ) = Cna.
→ Xác suất để một giao tử mang a NST từ bố (hoặc mẹ) = Cna / 2n.
- Số tổ hợp gen có a NST từ ông (bà) nội (giao tử mang a NST của bố) và b NST từ ông (bà) ngoại (giao tử mang b NST của mẹ) = Cna . Cnb.
→ Xác suất của một tổ hợp gen có mang a NST từ ông (bà) nội và b NST từ ông (bà) ngoại = Cna . Cnb / 4n
Ví dụ: Bộ NST lưỡng bội của người 2n = 46.
- Có bao nhiêu trường hợp giao tử có mang 5 NST từ bố?
- Xác suất một giao tử mang 5 NST từ mẹ là bao nhiêu?
- Khả năng một người mang 1 NST của ông nội và 21 NST từ bà ngoại là bao nhiêu?
Bài làm
- Số trường hợp giao tử có mang 5 NST từ bố: Cna = C235.
- Xác suất một giao tử mang 5 NST từ mẹ: Cna / 2n = C235/223.
- Khả năng một người mang 1 NST của ông nội và 21 NST từ bà ngoại:
Cna . Cnb/4n = C231 . C2321/423 = 11 . (23)2/423