Trường THPT
Hai Bà Trưng đi vào hoạt động từ năm 2002. Ngày ấy nhà trường mới chỉ có khối lớp
10 và 11 chưa có học sinh lớp 12. Số lớp 10,11 cũng không nhiều nên
năm đầu tiên giáo viên của nhà trường cũng chỉ có hơn 30 người từ mọi
nơi về đây công tác.
Từ năm học đầu
tiên nhà trường thành lập, nhóm Giáo dục công dân chỉ có hai giáo viên là thầy
Kiều Sơn Tùng- nay đã chuyển ra trường Phùng Khắc Khoan và cô Nguyễn
Thị Dương. Do có ít giáo viên nên nhóm GDCD và nhóm Sử được ghép với nhóm Văn
do cô Khuất Thị Lan làm tổ trưởng. Mọi hoạt động ban đầu thật bỡ ngỡ,
nhưng rồi các giáo viên cũng dần dần thích nghi với môi trường làm việc - một
ngôi trường nhỏ bé, khiêm tốn trong khu vực Thạch Thất lúc bấy giờ. Mặc dù chỉ
có 2 giáo viên phụ trách cả hai khối lớp lại kiêm công tác chủ nhiệm nhưng năm
học đầu đã qua đi êm ả. Nhớ lại hình ảnh những tháng đầu năm học, từng tiết học
thầy cô và học sinh say sưa học hành trong cái nắng gay gắt của vùng đất sỏi đá
– ngày ấy trường vừa xây dựng nên chưa có cây bóng mát như bây giờ. Rồi từng tuần,
từng tháng và một năm học cũng đi qua nhanh chóng.Có lẽ động lực lớn nhất trong
năm học này là mong sao các em học sinh hiểu, gắn bó và yêu ngôi trường thật trẻ:
Trung học phổ thông Hai Bà Trưng- Thạch Thất.
Những năm học
tiếp theo, nhóm Giáo dục công dân vẫn được ghép chung với nhóm Văn trong hoạt động
chuyên môn. Khi Sở Giáo dục đào tạo Hà Tây tổ chức thi tuyển công chức năm 2005
nhóm GDCD lại có thêm hai cô giáo mới là cô Nguyễn Thị Dung Hạnh và cô Nguyễn
Thị Hương. Với tuổi đời của bốn thầy cô còn trẻ nên tâm hồn các thầy
cô vẫn rất trẻ, có lẽ vì vậy, môn GDCD đã được nhiều em học sinh nhận xét là học
vui, lý thú và có ý nghĩa trong quá trình trau dồi vốn sống. Ngày ấy Sở
GD và ĐT Hà Tây còn tổ chức thi học sinh giỏi môn GDCD. Các thầy cô
và các em học sinh được tuyển chọn từ các lớp say sưa ôn luyện để dự thi HSG cấp
tỉnh và cũng đã gặt hái nhiều thành công. Có những em đã từng đoạt giải nhì và
ba và nhiều em đoạt giải khuyến khích. Ví dụ em Nguyễn Thị Tuyết Nhung, em Nguyễn
Thị Thu Trang từng đoạt giải nhì, em Hồng Quyên giải 3…và điều đáng nói là các
em từng là học sinh giỏi môn GDCD cũng đều đỗ vào các trường đại học, là những
con ngoan trò giỏi cả ở nhà và ở trường.
Thời gian
lên lớp không trùng nhau, các giáo viên ít có dịp gặp gỡ, tuy vậy những sinh hoạt
chuyên môn vẫn được duy trì đều đặn. Các giáo viên thường hỗ trợ, cùng nhau
trao đổi để dạy những bài học trong chương trình mới của môn GDCD được tốt nhất.
Tùy từng năm, nhóm còn tổ chức sinh hoạt ngoại khóa. Đây là khoảng thời gian học
sinh được thay đổi không khí. Các em biết nhận thức môn GDCD không phải là môn
học khô khan mà là môn học cần cho cuộc sống.
Hiện tại
nhóm GDCD đã được biên chế lại cùng với nhóm Sử- Địa thành một tổ xã
hội. Một số giáo viên của nhóm đã chuyển trường< như thầy Tùng, cô Hương>
nhóm cũng đón nhận một thành viên mới là thầy Nguyễn Văn Thức. Cả ba thầy cô
trong nhóm đều là đảng viên đang sinh hoạt tại chi bộ nhà trường.
Trong những
năm học gần đây trong nhóm GDCD đã lỗ lực cố gắng để góp nhần rèn luyện nhân
cách, nâng cao ý thức thực hiện pháp luật cho học sinh qua mỗi bài học. Không
những thế các thầy cô giáo của nhóm GDCD còn không ngừng đổi mới phương pháp giảng
dạy nhằm thu hút sự chú ý của học sinh với môn học mà từ xưa đến nay vẫn bị coi
là: khó – khô- khổ - khóc. Có lẽ vì thế mà cuối năm bao giờ nhóm cũng hoàn
thành và vượt chỉ tiêu thi đua, góp phần nhỏ bé vào bảng thành tích chung của
nhà trường.
Trên đây là
đôi dòng giới thiệu về nhóm GDCD từ những ngày đầu trường THPT Hai Bà Trưng mới
thành lập. Xin hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo của chúng tôi.