Trong xã hội hiện này ngày khoa học càng phát triển, kéo theo là đời sống con người được nâng cao và cải thiện. Cùng đi với những điều kiện đó là sức lao động con người được giải phóng, mọi người sẽ thiên về hoạt động trí óc và ít vận động chân tay dẫn đến một hội chứng là thiếu vận động.
Bên cạnh đó ở nước ta phong trào thể thao quần chúng phát triển rộng trong xã hội nhưng chúng ta thiếu một đội ngũ cộng tác viên chuyên trách về phong trao đa phần người dân là tụ tập luyện theo tùng nhóm chứ không có điều kiện đến các trung tâm để có thể được hướng dẫn một cách bài bản và khoa học. Dẫn đến trong quá trình luyện tập có thể có những chấn thương không mong muốn sảy ra.
Trong môi trường giáo dục nhà trường hiện nay học sinh học và luyện tập thể thao trong môi trường thiếu chuyên nghiệp và thiếu dụng cụ, ngoài giờ học các em có thể luyện tập thể thao ở nhà và cũng có nguy cơ cao dẫn đến các chấn thương.
Trong luyện tập thể thao chúng ta hay gặp phải một số các chấn thương mà co thể chia thành các dạng chấn thương như sau: Chấn thương phần mềm, chấn thương khớp, và chấn thương xương. Trong bài viết này tôi xin phép đi sau vào chấn thương phần mềm.
I.NGUYÊN NHÂN:
-Khởi động sai (thời gian – khối lượng – vị trí)
-Sức khỏe suy yếu, thể lực không tốt – có bệnh trong người
-Chấn thương nhiều lần
-Kỹ thuật chưa tốt
-Tâm lý – kinh nghiệm thi đấu còn non nớt
-Tập luyện quá tải
-Thiếu dụng cụ bảo vệ – dụng cụ thi đấu không phù hợp – sân bãi xấu
-Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh
II. CÁC CÁP ĐỘ CHÂN THƯƠNG PHẦN MỀM.
1. Định nghĩa chấn thương phần mềm là gì:
- Chấn thương mô mềm: gân – cơ – dây chằng với nhiều mức độ khác nhau có thể do va chạm trực tiếp hay bị kéo căng quá mức – vặn xoắn, co rút đột ngột với nhiều mức độ khác nhau như giãn – rách – đứt – đụng dập…
Phân loại:
Tổn thương dây chằng, gân, cơ gồm 3 độ:
- Độ I: Dây chằng (gân, cơ) bị kéo giãn, số lượng bó sợi bị rách 25%
- Lâm sàng: Sưng đau nhẹ, không giới hạn vận động cơ – khớp, nhưng đau tăng lên khi ấn vào vùng tổn thương.
- Độ II: Dây chằng (gân, cơ) bị rách từ 25% đến 75% số sợi.
- Lâm sàng: sưng bầm tại chỗ, đau nhiều, giới hạn một phần vận động của cơ, mất vững một phần của khớp
- Độ III: Đứt hoàn toàn số sợi cơ hay dây chằng
- Lâm sàng: các dấu hiệu của độ II tăng lên nhiều, mất liên tục của cơ có thể cảm thấy khi sờ dưới da, khớp sưng nhiều, mất vững và có thể bị trật khớp.
III. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ KHI GẶP CÁC CHÂN THƯƠNG:
Khi bị chấn thương phần mềm chúng ta nên thực hiện xử lý ban đầu thực hiện theo biện pháp "Rice"
Xử trí cấp cứu ban đầu
Với mỗi chấn thương phần mềm việc xử trí ban đầu là quan trọng và rất cần thiết để giảm triệu chứng, giúp tổn thương ổn định, góp phần làm tổn thương lành tốt. Bạn có thể làm trước khi cần có sự can thiệp chuyên sâu của các bác sĩ Y Học Thể Thao trong trường hợp nặng.
Phương pháp " Rice" bao gồm các bước:
R – Rest: nghỉ chơi ngay lập tức sau khi chấn thương, có thể bất động tạm thời chi bị chấn thương từ 24 – 72 giờ với nẹp.
I – Ice:Chườm lạnh giúp giảm chảy máu, giảm sưng, giảm đau, giảm viêm, thời gian từ 10-15 phút, không nên chườm quá lâu có thể gây phỏng lạnh, có thể phối hợp với băng ép
Cách làm: đá nhuyễn hoặc nước đá trong túi nylon, bọc khăn vải ướt bên ngoài, chườm lên vùng tổn thương.
“Ice massage” là hình thức phối hợp giữa chườm lạnh và băng ép.
Chườm lạnh được thực hiện trong 24-72 giờ đầu sau chấn thương, thời gian chườm là 10-15 phút, rồi nghỉ 30-45 phút, có thể lặp lại nhiều lần trong ngày.
- Đối với những chấn thương nhỏ thì đau, sưng sẽ giảm rất nhanh.
- Đối với chấn thương trung bình đau, sưng sẽ giảm sau 24 giờ.
- Đối với chấn thương nặng thường đau và sưng sẽ giảm sau 72 giờ (cần phải có điều trị chuyên sâu sau đó).
- Thời gian chườm lạnh còn phụ thuộc vào vị trí tổn thương và cơ thể mỗi người (mập, ốm)
C – Compression: băng ép với mục đích làm giảm giảm sưng có thể thực hiện cùng lúc với chườm lạnh hoặc khi không có chườm lạnh.
Cách làm: sử dụng băng thun quấn từ dưới vùng bị tổn thương khoảng 5 – 10 cm quấn lên trên vùng tổn thương và qua khỏi vùng tổn thương
Chú ý: Những vòng đầu quấn hơi chặt sau đó lỏng dần. Sau quấn phải kiểm tra xem có có chèn ép mạch máu thần kinh (quấn quá chặt)
E – Elevation: Kê cao chi chấn thương giúp máu trở về tim tốt hơn, làm giảm sưng và viêm, đặc biệt đối với chi dưới, có thể nằm kê cao chân 10 – 15cm trong 24 – 72 giờ đầu.
Chú ý: Trong 48 giờ đầu không được chườm nóng, xoa bóp các loại dầu nóng, kéo nắn chi hay vùng bị tổn thương vì dễ làm tổn thương dập – rách – đứt – tăng lên, chảy máu và sưng nề nhiều hơn, hiện tượng viêm tăng lên và kéo dài làm mô bị tổn thương lâu lành hoặc lành với sẹo xấu. Đặc biệt đối với dây chằng, việc xoa bóp với các loại dầu có thể kích thích hình thành các mô sợi (Fibro) thế cho các sợi collagen dẫn đến giảm tính đàn hồi, chắc của dây chằng, sau khi lành dây chằng trở nên yếu và dễ bị tổn thương lại.
- Có thể dùng thuốc giảm đau thông thường để trợ giúp
- Nếu sau 24 – 72 giờ tổn thương không giảm nhiều, hoặc tổn thương ban đầu trầm trọng cần thiết phải gặp Bác sĩ Y Học Thể Thao.
IV. Một số chấn thương cơ hay gặp:
1.Giãn cơ:
Là sợi cơ bị kéo giãn quá mức cho phép. Khi bị chấn thương, vận động viên cảm thấy đau điếng ở vùng cơ bị chấn thương, nhưng không có bầm máu, vận động chi không bị giới hạn. Cần chườm lạnh, ngưng chơi thể thao cường độ cao từ một đến hai tuần, có thể tập nhẹ.
2.Căng cơ:
Trong trường hợp này, có một vài sợi cơ bị đứt. Vận động viên sẽ thấy đau nhiều khiến không thể tiếp tục vận động chi được. Sau một thời gian từ vài giờ đến một ngày, xuất hiện vết bầm tím. Cần chườm lạnh liên tục trong vài ngày, không xoa bóp, nghỉ vận động trong 2 tuần, sau đó có thể tập nhẹ trở lại.
3.Rách cơ:
Trong trường hợp này, số sợi cơ bị đứt nhiều hơn. Bầm máu xuất hiện nhanh hơn, đau cũng nhiều hơn, vận động viên hoàn toàn không thể vận động chi. Cần chườm lạnh, tránh xoa bóp. Cần có bác sĩ chăm sóc, vì nếu rách cơ không được chăm sóc thích hợp, sẽ có khả năng vôi hóa khối máu tụ. Sau từ 8 đến 10 tuần, có thể tập nhẹ trở lại.
4.Đứt cơ hoàn toàn:
Tức toàn bộ khối cơ bị đứt. Có thể quan sát thấy hoặc sờ thấy một lỗ trũng trên bề mặt chi do hai đầu cơ co rút lại. Vận động viên hoàn toàn không thể vận động chi. Bệnh nhân không được cử động chi bị chấn thương. Đến bệnh viện để phẫu thuật khâu lại cơ.
Trên đây là một số kiên thức về phòng ngừa và xử lý ban đầu khi gặp các chấn thương trong luyên tập và thi đấu thể thao. Hi vọng có thể giúp ích được cho các bạn phần nào.