Đừng
quá vội vàng đặt bút làm ngay
Theo
cô Nguyễn Thị Hồng Thái, với bài thi trắc nghiệm môn Tiếng Anh, thí sinh cần
lướt qua một lượt đề thi.
Khi
phát đề, giám thị sẽ cho khoảng từ 5 đến 10 phút để kiểm tra đề có thiếu sót gì
không, thí sinh hãy tranh thủ thời gian này, lướt đề nhanh nhất có thể, kiểm
tra đề xem có vấn đề gì không rồi tận dụng bắt tay vào làm bài luôn. Như vậy,
thí sinh sẽ có thêm gần 10 phút để làm bài.
Tuy
nhiên, cô Nguyễn Thị Hồng Thái cũng lưu ý, đừng quá vội vàng đặt bút làm
ngay mà đọc lướt qua hết một lượt đề thi, phần nào chắc chắn thì làm trước.
Nên
làm theo từng phần để tránh bị sót câu, câu nào chưa làm được thì khoanh lại để
đó, sau khi xong các câu khác sẽ quay lại.
Phải
nhớ, các câu đều ngang điểm nhau nên đừng quá tập trung vào một câu chưa nghĩ
ra mà bỏ quên các câu khác.
Làm
trước câu nằm trong khả năng
Thí
sinh tô trực tiếp vào giấy làm bài trắc nghiệm. Lý do là thời gian không nhiều
để có thể chép lại nhiều lần. Khi tô, phải tô kín và tô đúng câu, khi đi thi
nên dùng bút chì 2B để dễ tô và dễ tẩy xóa. Phải mang kèm theo một cục tẩy để
tẩy cho sạch trong trường hợp tô nhầm.
Sau
khi làm chắc chắn những câu nằm trong khả năng, thí sinh quay lại các câu còn
lại, sau đó đọc lướt một lần nữa đề thi và giấy làm bài, dò xem có sót câu nào
không.
Với
những câu chưa chắc chắn, cô Nguyễn Thị Hồng Thái gợi ý học sinh làm theo
phương pháp loại suy. Theo đó, loại bỏ ngay những phương án sai hoàn toàn, tập
trung xem xét những phương án còn lại để chọn ra câu trả lời đúng.
Bền
bỉ dành 20-30 phút mỗi ngày cho môn Tiếng Anh
Cô
Nguyễn Thị Hồng Thái cho rằng, học sinh hoàn toàn có thể chuẩn bị tốt nhất
cho môn Tiếng Anh bằng cách nắm vững các kiến thức trong sách giáo khoa, gồm
học thuộc các từ vựng trong 16 chủ đề của sách 12 kết hợp đọc các bài đọc và
mỗi tuần hãy học và nắm vững khoảng 2 chuyên đề lớn trong chương trình học.
Bằng
việc dành thời gian học mỗi ngày 20-30’ và quyết tâm bền bỉ thì môn tiếng Anh
sẽ không còn đáng sợ như các em nghĩ.
“Với
các học sinh chọn môn Tiếng Anh trong xét tuyển đại học, nhất là với các ngành
có điểm nhân đôi Tiếng Anh thì môn này bắt buộc phải là môn thế mạnh, là môn
mũi nhọn để các em đạt điểm cao và góp sức chinh phục điểm thi vào ngành đó.
Việc nhân đôi tiếng Anh ở các khối này khiến các thí sinh học giỏi môn Anh có
lợi thế” - cô Nguyễn Thị Hồng Thái cho biết thêm.