Sự
khác biệt này đòi hỏi thí sinh cần phải có sự thay đổi phù hợp trong việc học
tập và ôn luyện Địa lý.
Cô
Bùi Thị Thơ- Giáo viên trường THPT Phúc Thọ (Hà Nội)- chia sẻ một số kĩ năng sử
dụng Atlat Địa lý Việt Nam hiệu quả để đạt điểm tối đa cho phần câu hỏi kĩ năng
thực hành trước những thay đổi trên.
1.
Nắm chắc các ký hiệu trong chú thích của bản đồ
Học
sinh cần nắm chắc các ký hiệu chung về địa hình, khoáng sản, nông nghiệp, công
nghiệp, lâm ngư nghiệp… ở trang 3 của quyển Atlat, vì một số bản đồ trong Atlat
không in chú thích kèm theo bản đồ như bản đồ khoáng sản trang 8, bản đồ công
nghiệp chung trang 21, nông – lâm nghiệp trang 18, 19…
2.
Nắm được cấu trúc của alat địa lý Việt Nam
Cấu
trúc theo sách giáo khoa Địa lý lớp 12 và Atlat tương tự như nhau. Nếu sách
giáo khoa Địa lý lớp 12 được cấu trúc thành 4 đơn vị kiến thức cơ bản là: Địa
lí tự nhiên, Địa lí dân cư, Địa lí các ngành kinh tế, Địa lí các vùng kinh tế
thì Atlat Địa lý Việt Nam cũng được cấu trúc tương tự như vậy.
Trong
Atlat Địa lí Việt Nam chia thành:
-
Phần 1: Địa lí tự nhiên (từ trang 4 đến trang 14).
-
Phần 2: Địa lý dân cư (từ trang 15 đến trang 16).
-
Phần 3: Địa lý các ngành kinh tế (từ trang 17 đến trang 25).
-
Phần 4: Địa lý các vùng kinh tế (từ trang 26 đến trang 30).
Việc
làm này giúp tổng hợp kiến thức một cách khoa học hơn cho cả những câu hỏi của
phần lí thuyết và tiết kiệm được thời gian làm bài.
3.
Biết khai thác biểu đồ có trong các bản đồ của Atlat
Thông
thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, đường, tròn…)
bên cạnh thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối
với các ngành nông-lâm nghiệp) của các ngành kinh tế. Học sinh cần biết cách
khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan để đỡ phải nhớ nhiều số liệu
trong phần lý thuyết.
4.
Đọc kỹ câu hỏi và áp dụng vào Atlat
Tất
cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất hoặc yêu cầu nói rõ
ngành đó ở đâu, vì sao ở đó… đều có thể dùng bản đồ của Atlat để trả lời. Các
câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất hoặc quá trình phát
triển của ngành này hay ngành khác, học sinh cũng có thể tìm thấy một vài số
liệu ở các biểu đồ trong Atlat.
5.
Biết sử dụng đủ số bản đồ trong Atlat cho một câu hỏi
Trên
cơ sở nội dung câu hỏi cần xem phải trả lời một vấn đề hay nhiều vấn đề, học
sinh có thể xác định những trang bản đồ trong Atlat cần thiết dựa vào phần mục
lục cuối cuốn Atlat (trang 31).
-
Những câu hỏi trắc nghiệm địa lý chỉ cần sử dụng một trang bản đồ của Atlat để
trả lời như: Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta? Với câu hỏi
này, chỉ sử dụng bản đồ "Địa chất-khoáng sản” ở trang 8 là đủ.
Câu:
“Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta?” - chỉ cần dùng 1 bản đồ “Dân
số” ở trang 15 là đủ.
-
Những câu hỏi trắc nghiệm cần dùng nhiều trang bản đồ trong Atlat để trả lời
như:
Những
câu hỏi trắc nghiệm đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của một ngành, ví dụ: Khi
đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp năng lượng, học sinh không những chỉ
sử dụng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp này
mà còn sử dụng bản đồ công nghiệp để thấy vai trò của ngành này với các ngành
công nghiệp khác, sử dụng bản đồ sông ngòi để thấy tiềm năng phát triển thủy
điện...
Tuy
nhiên, điều quan trọng nhất là học sinh cần nắm vững các kĩ năng địa lí, được
rèn kĩ năng làm bài kiểm tra và thi theo hình thức trắc nghiệm để có kết quả
học tập tốt và đạt được kết quả cao trong kì thi THPT quốc gia sắp tới.