ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 10 TRONG HỌC KỲ I.
Năm học 2016 - 2017
I. Lí thuyết
Phần I . Giới thiệu chung về thế giới sống.
Chương II: Cấu trúc của tế bào.
- Phân biệt được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
- Nêu được cấu tạo và chức năng của các thành phần cấu tạo tế bào nhân thực : nhân, riboxom, lưới nội chất, thể Gôn gi, lizoxom, không bào, ti thể, lục lạp, màng sinh chất, thành tế bào, chất nền ngoại bào.
- Phân biệt 3 hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất: vận chuyển thụ động, vận chuyển tích cực , nhập bào và xuất bào..
Chương III: Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
- Khái niệm năng lượng, các trạng thái tồn tại của năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào. mỗi nội dung cho 1 ví dụ.
- Đặc điểm nào trong cấu tạo của ATP làm cho nó trở thành đồng tiền năng lượng của tế bào? Chức năng của ATP.
- Thế nào là chuyển hóa vật chất? Bản chất của chuyển hoá vật chất?
- Giải thích được chuyển hoá vật chất luôn đi kèm chuyển hoá năng lượng..
- Cấu tạo của enzim, cơ chế tác động của enzim. Lấy ít nhất 2 ví dụ chứng minh vai trò của enzim trong chuyển hóa vật chất.
- Tế bào điều chỉnh hoạt tính của enzim bằng cách nào? Thế nào là ức chế ngược - vẽ một sơ đồ minh họa?.
- Khái niệm hô hấp tế bào? Bản chất của hô hấp tế bào?
- Các giai đoạn chính của hô hấp tế bào? Nêu rõ số ATP tạo ra trong mỗi giai đoạn.
- Khái niệm quang hợp? Phương trình tổng quát của quang hợp à mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.
- Đặc điểm của pha sáng và pha tối của quang hợp?
* Lí thuyết thực hành:
- Em có ít lá cây thài lài tía, làm thế nào để quan sát được tế bào dưới kính hiển vi? Làm thế nào để phát hiện hiện tượng co và phản co nguyên sinh của tế bào sống?
- Nêu quy trình thí nghiệm với enzim catalaza, những kết luận rút ra từ thí nghiệm này?
- Quy trình thí nghiệm sử dụng enzim trong qủa dứa tươi để tách chiết AND?
II Bài tập:
Tính chiều dài, tổng số nu, số nu mỗi loại, tổng số liên kết hiđrô của AND ( gen).
1. Những số liệu và kí hiệu cần ghi nhớ
a. Những số liệu cần nhớ
- Kích thước một nucêôtit hay ribônucêôtit:3.4Ao
- Khối lượng trung bình mỗi nucêôtit là 300 đvC.
- Theo nguyên tắc bổ sung:
+ A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô.
+ G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô.
- Khối lượng trung bình của mỗi axit amin là 110đvC.
b. Bảng đổi đơn vị : 1cm = 108Ao hay Ao = 10-8 cm; 1mm = 107Ao hay 1 Ao = 10-7mm;
1µm = 104Ao hay 1 Ao = 10-4µm
c. Các kí hiệu và viết tắt
- Chiều dài phân tử ADN hay gen: (L) - Khối lượng phân tử của ADN hay gen: (M).
- Số lượng nucêôtit của ADN hay gen: (N) - Nguyên tắc bổ sung viết tắt: NTBS.
- Nucêôtit viết tắt là nu. - Ribônucêôtit viết tắt là rn.
- Các loại đơn phân của cả phân tử ADN hay gen: A, T, G, X.
+ Ở mạch một : A1, T1, G1, G1.
+ Ở mạch hai : A2, T2, G2, G2.
- Các loại đơn phân của phân tử ARN thông tin (mARN) : Am, Um, Gm, Xm.
2. Một số công thức cần ghi nhớ
a. Chiều dài của ADN hay gen : L = (N : 2) x 3,4 Ao → N = (L : 3,4 )x 2
b. Khối lượng phân tử của ADN : M = N x 300đvC
c. Số chu kì xoắn : C = N : 20
d. Số liên kết hiđrô : H = 2A + 3G = 2T + 3X
e. Tỉ lệ từng loại Nu : A + T + G + X = N ( mà A = T, G = X) nên A+ G = T + X
f. Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit : 100%= %A + %T + %G + %X = 2A% + 2X%
→ %A + %G = %T + % X = 50%
III. LUYỆN TẬP :
1.Một phân tử ADN có 1200 nuclêôtit, trong đó có 450A.
a. Xác định chiều dài của đoạn ADN trên.
b. Số nuclêôtit từng loại của đoạn ADN trên là bao nhiêu ?
c. Xác định số liên kết hiđrô trong đoạn ADN đó.
2. Một phân tử ADN có 2.1012 nuclêôtit.
a. Xác định chiều dài của phân tử ADN trên.
b. Khối lượng của phân tử ADN đó là bao nhiêu ?
3. Một phân tử ADN có N = 3000. trong đó có G = 600 Nu
a. Xác định số Nu từng loại trong phân tử trên.
b. Chiều dài của phân tử trên là bao nhiêu ?
c. Xác định khối lượng phân tử trung bình, số liên kết hiđrô