Câu 1. Kể
tên các loại môi trường. Phân biệt các loại nhân tố sinh thái. Thế nào là giới hạn sinh thái? Lấy ví dụ
minh họa về giới hạn sinh thái của sinh vật.
Câu 2. Hãy lấy 2 ví dụ về các ổ sinh thái. Nêu ý
nghĩa của việc phân hoá ổ sinh thái trong các ví dụ đó.
Câu 3. Hãy nêu các ví dụ về quan hệ hỗ trợ và
quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Tại sao nói quan hệ hỗ trợ
và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi
trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định?
Câu 4. Các cá thể của đàn bò rừng tập trung nhau
lại biểu hiện mối quan hệ nào trong quần thể? Lối sống bầy đàn ở động vật mang
lại cho quần thể những lợi ích gì?
Câu 5. Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính của sinh
vật có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi và bảo vệ môi trường?
Câu 6. Hãy nêu các kiểu phân bố của quần thể
trong không gian, ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố đó. Lấy ví dụ minh
hoạ.
Câu 7. Thế nào là mật độ cá thể của quần thể? Mật
độ cá thể có ảnh hưởng đến các đặc điểm sinh thái khác của quần thể như thế
nào?
Câu 8. Tên của 3 dạng tháp tuổi và các dạng nhóm
tuổi trong mỗi tháp ở hình 37.1 SGK. Ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi đó.
Câu 9. Quần thể được chia thành các nhóm tuổi
khác nhau như thế nào? Nhóm tuổi của quần thể có thay đổi không và phụ thuộc
vào những nhân tố nào?
Câu 10. Tại sao số lượng cá thể của quần thể sinh
vật luôn thay đổi và nhiều quần thể sinh vật không tăng trưởng theo tiềm năng
sinh học?
Câu 11. Nhận xét về sự gia tăng dân số thế giới
hình 38.4 SGK
Câu 12. Nguyên nhân và ý nghĩa của hiện
tượng tự tỉa thưa ở thực vật và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra
khỏi bầy đàn.
Câu 13. Tại sao số lượng cá thể của quần thể sinh
vật luôn thay đổi và nhiều quần thể sinh vật không tăng trưởng theo tiềm năng
sinh học?
Câu 14. Hãy giải thích các khái niệm sau: mức độ
sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư, mức độ nhập cư.
Câu 15. Một quần thể có kích thước ổn định thì 4
nhân tố mức độ sinh sản (b), tử vong(d), xuất cư(e), nhập cư(i) có quan hệ với
nhau như thế nào?
Câu 16. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể
trong một số quần thể.
Câu 17. Nhận xét hình 39.1 SGK: tại sao số lượng
thỏ và mèo rừng tăng và giảm theo chu kì gần giống nhau?
Câu 18. Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh
ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng của quần thể?
Câu 19. Thế nào là nhân tố sinh thái phụ thuộc mật
độ, nhân tố không phụ thuộc mật độ? Các nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào
đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể?
Câu 20. Những nghiên cứu về biến động số lượng cá
thể có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp và bảo vệ các loài sinh
vật? Cho ví dụ minh hoạ.