Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu sau:
Câu 1. Nội thuỷ là:
A. vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.
B. vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ở phía trong đường cơ sở.
C. vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí.
D. vùng nước cách bờ 12 hải lí.
Câu 2. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ :
A. Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.
B. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.
C. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.
D. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương, trên đường di lưu của các loài sinh vật.
Câu 3. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, châu Phi là do:
A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
B. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.
C. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.
D. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km.
Câu 4. Quần đảo Trường Sa thuộc:
A. Tỉnh Khánh Hoà. B. Thành phố Đà Nẵng.
C. Tỉnh Quảng Ngãi. D. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu 5. Loại gió có tác động thường xuyên đến toàn bộ lãnh thổ nước ta là:
A. Gió mậu dịch. B. Gió mùa.
C. Gió fơn. D. Gió địa phương.
Câu 6. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các thành phần tự nhiên khác.
A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam.
B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối.
C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở.
D. Núi nước ta có sự phân bậc .
Câu 7. Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là:
A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc
B. Đất dễ bị xói mòn, rửa trôi.
C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.
D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.
Câu 8. Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta là :
A. Dầu khí. B. Muối biển. C. Cát trắng. D. Titan.
Câu 9. Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng :
A. Vịnh Bắc Bộ. B. Vịnh Thái Lan.
C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ
Câu 10. Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ :
- Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.
B. Địa hình 85% là đồi núi thấp.
C. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.
D. Tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển).
Câu 11. Ở nước ta, nghề làm muối phát triển mạnh tại :
A. Của Lò (Nghệ An). B. Thuận An (Thừa Thiên - Huế).
C. Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). D. Mũi Né (Bình Thuận).
Câu 12. Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng :
A. Nam Bộ. B. Tây Nguyên và Nam Bộ.
C. Phía Nam đèo Hải Vân. D. Trên cả nước.
Câu 13. Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:
A. Lượng nước lớn, phân bố không đều giữa các tháng trong năm.
B. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
C. Phần lớn sông đều ngắn, dốc, dễ bị lũ lụt.
D. Sông có hàm lượng phù sa cao.
Câu 14. Kiểu rừng tiêu biểu của nước ta hiện nay là :
A. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
B. Rừng gió mùa thường xanh.
C. Rừng gió mùa nửa rụng lá.
D. Rừng ngập mặn thường xanh ven biển.
Câu 15. Đất feralit ở nước ta thường bị chua, có màu đỏ vàng vì :
A. Có sự tích tụ nhiều Fe2O3.
B. Có sự tích tụ nhiều Al2O3.
C. Mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan.
D. Quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh.
Câu 16. Trong 4 địa điểm sau, nơi có lượng mưa trung bình lớn nhất trong năm là :
A. Hà Nội. B. Huế. C. Nha Trang. D. Phan Thiết.
Câu 17.“Địa thế cao hai đầu, thấp ở giữa, chạy theo hướng tây bắc - đông nam”. Đó là đặc điểm địa hình của vùng núi:
A. Tây Bắc. B. Đông Bắc.
C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam.
Câu 18. Đây là đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung:
A. Là một tam giác châu thổ có diện tích 15 000 km2.
B. Nằm ở vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng.
C. Hình thành trên vùng sụt lún ở hạ lưu các sông lớn.
D. Biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành nên có nhiều cồn cát.
Câu 19. Miền Bắc ở độ cao trên 600 m, còn miền Nam phải tới độ cao trên 900-1000 m mới có khí hậu cận nhiệt đới. Lí do chính là vì :
A. Địa hình miền Bắc cao hơn miền Nam.
B. Miền Bắc mưa nhiều hơn miền Nam.
C. Nhiệt độ trung bình năm của miền Nam cao hơn miền Bắc.
D. Miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam.
Câu 20. Loại đất có diện tích lớn nhất trong hệ đất đồi núi của nước ta :
A. Đất fe-ra-lit đỏ vàng. B. Đất xám phù sa cổ.
C. Đất đỏ badan. D. Đất fe-ra-lit có mùn trên núi.
ĐÁP ÁN
|
|
Câu
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
|
15
|
16
|
17
|
18
|
19
|
20
|
Đáp án
|
B
|
D
|
D
|
A
|
B
|
B
|
A
|
B
|
D
|
D
|
C
|
B
|
A
|
A
|
A
|
B
|
C
|
D
|
C
|
A
|